Nguyên nhân gây thấm cho tường ngoài nhà
Trong quá trình khai thác sử dụng, các công trình xây dựng dân dụng thường xuyên gặp phải các sự cố về thấm dột, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến không gian sinh hoạt, làm việc, thậm chí làm hư hỏng các tài sản khác trong công trình.
Tuy nhiên, nhiều công trình dân dụng mới chỉ chú trọng sử dụng các giải pháp chống thấm cho các vị trí mặt bằng như: Mái, sân thượng, sân phơi, ban công, nhà vệ sinh… mà quên mất còn một hạng mục lộ thiên cực kỳ quan trọng khác, đó là các bức tường bao xung quanh của công trình. Điều này một phần cũng là do tâm lý của một số Chủ đầu tư và Đơn vị thi công cho rằng các bức tường đứng không bị đọng nước nên không cần chống thấm.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm cho tường ngoài nhà? Hãy cùng Neomax đi tìm câu trả lời:
- Do mưa lớn kéo dài: Đối với các bức tường xây gạch và tô vữa thông thường, kể cả trong trường hợp chất lượng hạng mục tốt, lớp vữa tô, trát bên ngoài có cường độ, không bị rạn nứt chân chim vẫn có khả năng bị thấm trong các mùa mưa bão kéo dài nếu không ứng dụng các giải pháp chống thấm khi xây dựng. Khi lưu lượng nước mưa đủ lớn và kéo dài, nước sẽ thấm qua bức tường bởi hiện tượng thẩm thấu qua các mao quản trong lớp vữa và gạch xây.
- Do lớp vữa bị nứt chân chim: Hiện tượng lớp vữa bị nứt chân chim là hiện tượng vô cùng phổ biến ở các công trình hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này: Do tỷ lệ, cấp phối của lớp vữa tô trát không đúng kỹ thuật; do bảo dưỡng không đúng cách hoặc ko kịp thời; do điều kiện thời tiết trong khu vực quá khắc nghiệt, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục gây ra nứt do hệ số co ngót, giãn nở của các lớp vật liệu là khác nhau.
- Do khung kết cấu bê tông cốt thép không ổn định gây ra nứt xé tường, nứt cổ trần: Nguyên nhân này thường là do hệ móng của công trình không ổn định, gây ra hiện tượng lún lệch tâm khiến cho bức tường bị xé và gây ra các vết nứt lớn. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ thôi là cũng đủ thời gian để nước thấm qua vết nứt và chảy vào trong nhà.
Giải pháp chống thấm tường ngoài hiệu quả, đơn giản của Neomax
Để bảo vệ công trình không bị ảnh hưởng bởi các sự cố thấm dột, chúng ta cần có một giải pháp tổng thể:
- Tính toán sức chịu tải của hệ móng công trình chính xác.
- Thi công xây dựng kết cấu và tường bao đúng kỹ thuật và lựa chọn.
- Sử dụng các giải pháp chống thấm bổ sung chính xác.
Đối với công tác chống thấm bổ sung cho tường ngoài nhà, giải pháp hiệu quả nhất mà Neomax khuyến cáo là sử dụng sản phẩm Neomax® A108 – Hợp chất chống thấm đàn hồi, 100% gốc acrylic, 1 thành phần.
Các đặc tính của Neomax® A108:
- Thi công một cách dễ dàng bằng các dụng cụ như con lăn;
- Khả năng bám dính tuyệt vời trên nền vữa, bê tông;
- Sau khi thi công tạo thành màng liên tục, không có các mối nối;
- Có khả năng đàn hồi, mềm dẻo rất tốt.
- Có khả năng che phủ các vết nứt, rạn chân chim của bề mặt nền;
- Chống thuỷ phân và chống UV tuyệt hảo;
- Không độc hại sau khi đã khô hoàn toàn;
- Phù hợp thi công cho các bề mặt đứng và nằm ngang;
- Chống bụi bẩn tuyệt vời;
- Thích hợp cho các vị trí cần chống thấm lộ thiên.
Chính vì vậy Neomax® A108 là một giải pháp hoàn hảo cho các công trình ở các khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục trong thời gian ngắn.
Với các đặc tính của mình, Neomax® A108 vô cùng thích hợp sử dụng cho tường nhà xây mới hoặc các bức tường cũ bị rạn chân chim.
Đối với các bức tường bị nứt cổ trần hoặc bị nứt xé lớn, chúng ta cần phải xử lý chống thấm, gia cố các vết nứt trước bằng một số biện pháp như: Đục tẩy dạng chữ V, xảm vết nứt bằng các loại keo Polyurethane đàn hồi, gia cố bên ngoài bằng các loại lưới Polyeste... Sau đó chúng ta sẽ sử dụng Neomax® A108 để sơn phủ bảo vệ toàn bộ bức tường bên ngoài.
Quy trình thi công Neomax® A108
Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, việc thi công sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật là rất quan trọng. Quý khách hàng vui lòng tham khảo: Quy trình thi công chống thấm tường ngoài bằng Neomax® A108.